Thứ hai, 29/04/2024

📚 Làm thế nào để quản lý tốt tài sản trí tuệ? 2 bài học kinh nghiệm từ Viettel📚

Sở hữu trí tuệ


📚 Làm thế nào để quản lý tốt tài sản trí tuệ? 2 bài học kinh nghiệm từ Viettel📚

📌 Kế hoạch quản lý và khai thác tài sản trí tuệ (TSTT) đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường đầu tư cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quản lý tài sản trí tuệ không tốt gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong vấn đề thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú trọng và gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
📌 Hiện nay, tại Việt Nam tài sản trí tuệ cũng được lập thành chương trình để phát triển trên quy mô toàn quốc. Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển trí tuệ tại Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, Chương trình đặt ra mục tiêu tăng trưởng về bằng sáng chế, nhãn hiệu và phát triển bền vững tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp. Việc tập trung đầu tư tài sản trí tuệ được coi là mục tiêu kinh tế quan trọng trong bối cảnh đất nước dần suy giảm các nguồn lực tài sản hữu hình.
📌 Việc quản lý tài sản trí tuệ không tốt gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong vấn đề thu hút đầu tư. Điển hình là vụ việc tranh chấp giữa PHINN Café và tập đoàn Vinacafe. Ban đầu, PHINN café được nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi anh Phạm Lê Tuấn Nghĩa. Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng anh Nghĩa đã thực hiện hoạt động kinh doanh với nhãn hiệu, logo đã đăng ký. Sau đó, Vinacafe cũng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Cafe đen hòa tan có đường – PHINN café uống liền” khiến hai bên xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu PHINN café. Kể từ đó vụ việc tranh chấp diễn ra suốt 5 năm trời, khiến cho sau này thương hiệu PHINN café của anh Nghĩa đánh mất nhiều cơ hội nhận được đầu tư để phát triển.
📌 Làm thế nào để quản lý tốt tài sản trí tuệ? 2 bài học kinh nghiệm từ Viettel
Trải qua hơn một thập kỷ đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển các bằng sáng chế về công nghệ, Viettel đã có bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhà sản xuất thiết bị đến tập đoàn viễn thông công nghệ lớn mạnh nhất ở Việt Nam. Năm 2021, Viettel cũng là doanh nghiệp được định giá cao nhất Việt Nam, với trị giá 8,758 tỷ USD, theo Brand Finance. Hai bài học chúng ta có thể rút ra từ công tác quản lý tài sản trí tuệ của Viettel:
1. Xác định tài sản trí tuệ cốt lõi và xây dựng chương trình phát triển.
Xác định doanh nghiệp vừa nghiên cứu vừa vận hành khai thác nền tảng công nghệ để kinh doanh, Viettel đã mạnh dạn chi tiêu ngân sách cho việc mua máy móc, thiết bị, phần mềm phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đến nay, phòng nghiên cứu của Viettel có những trang thiết bị hiện đại không thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực phát triển tài sản trí tuệ. Năm 2020, Viettel cũng ban hành quyết định trao thưởng cho các phát minh, sáng chế phục vụ hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Trong đó, đặc biệt là phần thưởng giá trị lên đến 100 triệu đồng/ bằng sáng chế được bảo hộ ở Hoa Kỳ.
2. Bảo hộ sớm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm công nghệ cao được Viettel chú trọng ngay từ thời điểm bắt tay vào nghiên cứu. Trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, nếu như không nắm trong tay quyền sở hữu thì cũng đồng nghĩa với việc mất đi vị thế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cùng với kế hoạch nghiên cứu và phát triển sáng chế về công nghệ, Viettel luôn rất ‘chủ động’ đối với hoạt động bảo hộ trong nước cũng như quốc tế.
Trong năm 2021, theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, Viettel cũng là doanh nghiệp sở hữu số lượng bằng sáng chế cao nhất Việt Nam, với 39 văn bằng sáng chế đã được cấp phép. Không chỉ được cấp phép bảo hộ tại Việt Nam, Viettel hiện đang sở hữu 08 văn bằng sáng chế độc quyền do Cơ quan Quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp phép. Đây vừa là thành tựu của doanh nghiệp vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường.
Nguồn tham khảo: https://phaply.net.vn/lam-the-nao-de-quan-ly-tot-tai-san…
——————————————–
CÔNG TY LUẬT THIÊN NAM
Hồ sơ năng lực: https://docs.google.com/…/1plYgrkTmYepFhhf…/edit
☎ Hotline: 1900.633.203
📧 Email: tuvanluatthiennam@gmail.com
Website: https://luatthiennam.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCTO-J1Ada3EFI-U0Xn_Snlw
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatthiennam?lang=vi-VN
🏣 Địa chỉ: Số 5, ngõ 165/2 phố Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
🏣 Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh: Số 51/17A, đường số 22, khu phố 7, Linh Đông, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
#luatthiennam #tuvanphapluatmienphi