📚 Phòng, chống tội phạm trong phát triển ngân hàng số 📚
Thời gian gần đây đã ghi nhận quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với đó là những nguy cơ nảy sinh một số vi phạm pháp luật, thậm chí là tội phạm công nghệ cao khi ngân hàng số được đưa vào triển khai, hiện thực hóa.
Phát triển ngân hàng số và một số vấn đề đặt ra trong phòng, chống tội phạm. Thực tiễn cho thấy nổi lên một số vi phạm pháp luật như sau:
📌 1. Trộm cắp thông tin thẻ ngân hàng và chiếm đoạt tài sản
Để lấy được thông tin thẻ tín dụng của khách hàng có nhiều cách khác nhau. Một số cách thức phổ biến như: Cách thứ nhất, các đối tượng khai thác nguồn thông tin sẵn có từ các trang mạng và diễn đàn của giới tội phạm mạng, thường được gọi là “CC chùa”. Cách thứ hai, các đối tượng dùng mã độc, phầm mềm gián điệp để tấn công vào mạng máy tính, cơ sở dữ liệu của các hệ thống ngân hàng hoặc các sàn thương mại điện tử để thu thập thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi của khách hàng… Cách thứ ba, các đối tượng dùng mã độc, phầm mềm gián điệp để tấn công vào mạng máy tính, cơ sở dữ liệu của các hệ thống ngân hàng hoặc các sàn thương mại điện tử để thu thập thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi của khách hàng… Cách thứ ba, đối tượng sử dụng những thiết bị điện tử rất tinh vi để đánh cắp thông tin trong thẻ ATM và ghi lại mã PIN của nạn nhân, trên cơ sở đó truy xuất vào tài khoản của nạn nhân rút tiền hoặc sử dụng thông tin đó để thanh toán hàng hóa, nhằm chiếm đoạt tiền từ chủ thẻ. Cách thứ tư, khi có được địa chỉ email của nạn nhân, các đối tượng sẽ gửi thư yêu cầu cung cấp thông tin để tiến hành xác thực bảo mật cho tài khoản do xảy ra sự cố nào đó (email và spam) hoặc tạo đường link, website giả mạo, cổng thanh toán để “bẫy” người dùng… Sau khi có thông tin tài khoản, thẻ tín dụng, các đối tượng sử dụng thông tin đó để giao dịch mua bán trực tuyến, gửi hàng về Việt Nam hoặc sử dụng thông tin thẻ đó để chế tạo những thẻ trắng để rút tiền từ máy ATM và thẻ màu để trả tiền cho các dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, mua hàng đắt tiền, mua vé máy bay…
📌 2. Thủ đoạn truy cập bất hợp pháp vào tài khoản để chiếm đoạt tài sản
Đối tượng phạm tội trong trường hợp này đa phần là nhân viên của các ngân hàng. Họ thường lợi dụng sơ hở, cài đặt các phần mềm để lấy cắp account và password của giao dịch viên, kiểm soát viên đăng nhập vào hệ thống thông. Sau đó, lợi dụng quá trình tự động hoá, sử dụng tên, mật khẩu đăng nhập của khách hàng mà họ lấy được để tự ý lập và phê duyệt các giao dịch chuyển tiền sang tài khoản họ tạo ra rồi rút tiền. Ngoài trường hợp nhân viên ngân hàng truy cập trái phép để chiếm đoạt tài sản còn có trường hợp nhân viên công nghệ thông tin của các doanh nghiệp có quan hệ cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, lợi dụng nhiệm vụ được giao để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Nhiều ngân hàng thuê các doanh nghiệp công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin thẻ. Một số nhân viên công nghệ thông tin đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, lấy trộm được mật khẩu quản trị hệ thống, từ đó can thiệp, lập các lệnh chuyển tiền đến một tài khoản khác rồi chiếm đoạt. Để sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp, các đối tượng phạm tội công nghệ cao thường sử dụng nhiều thủ đoạn để rửa tiền với nhiều loại tiền ảo như Liberty Reserve, e-Gold, Paypal, Webmoney, ePassport…nhằm chuyển tiền từ thẻ tín dụng trộm cắp sang tài khoản ngân hàng.
📌3. Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng
Cùng với quá trình chuyển đổi số, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hướng tới sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng về thủ tục, khách hàng không cần đến quầy để thực hiện các giao dịch, kể cả trong hoạt động cho vay – một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro lừa đảo. Thực tế, hiện nay một số tổ chức tài chính, ngân hàng áp dụng phương thức định danh khách hàng điện tử (eKYC), nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, nhưng có thể bị lợi dụng với mức độ giả mạo tinh vi. Nhiều trường hợp khi làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng đã chỉnh sửa ảnh chứng minh thư, các giấy tờ có liên quan để đáp ứng các điều kiện vay vốn mà tổ chức tín dụng đã đặt ra. Quá trình thẩm định khoản vay thực hiện trên hệ thống online nếu không kiểm soát kỹ, có thể tạo điều kiện cho những đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
——————————————–
CÔNG TY LUẬT THIÊN NAM
Hồ sơ năng lực: https://docs.google.com/…/1plYgrkTmYepFhhf…/edit
☎ Hotline: 1900.633.203
📧 Email: tuvanluatthiennam@gmail.com
Website: https://luatthiennam.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCTO-J1Ada3EFI-U0Xn_Snlw
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatthiennam?lang=vi-VN
🏣 Địa chỉ: Số 5, ngõ 165/2 phố Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
🏣 Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh: Số 51/17A, đường số 22, khu phố 7, Linh Đông, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
#luatthiennam #tuvanphapluatmienphi