Thứ sáu, 26/04/2024

Phương án chấm dứt hợp đồng lao động hợp tình, hợp lý cho doanh nghiệp

Chưa phân mục

Khi nào thì nên đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động? Các bên (người lao động và người sử dụng lao động) cần lưu ý những gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? và một số vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Thay đổi cơ cấu tổ chức phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, thu hẹp sản xuất làm cho nhiều người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Trợ cấp mất việc làm được trả cho người lao động khi người lao động khi họ đảm bảo được điều kiện sau:

  • Làm việc cho người sử dụng lao động tối thiểu 12 tháng

Khi thỏa mãn điều kiện trên, người lao động sẽ được xem xét hưởng trợ cấp mất việc làm, cụ thể mỗi năm làm việc sẽ được hưởng trợ cấp một tháng tiền lương; tối thiểu là 2 tháng tiền lương.

Trợ cấp mất việc làm cũng giống như trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm trả cho thời gian người lao động làm việc cho họ mà chưa được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vì thế khi tính thời gian hưởng trợ cấp mất việc làm người sử dụng lao động có thể áp dụng công thức sau:

Thời gian hưởng trợ cấp mất việc làm = thời gian làm việc thực tế – thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tiền lương trả trợ cấp mất việc làm được tính bằng bình quân tiền lương của 6 tháng cuối trước khi người lao động bị mất việc làm; tiền lương này là tiền lương theo hợp đồng lao động gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp; không phải tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn, làm việc tại công ty này từ năm 2007 ở bộ phận sản xuất, nay công ty cho thôi việc vì thu hẹp sản xuất; mức lương theo hợp đồng là 8 triệu đồng Vậy trợ cấp mất việc làm của ông Văn được tính như sau:

Thời gian hưởng được tính từ năm 2007-2009 tổng là 2 năm.

Tiền lương tính hưởng trợ cấp là bình quận lương hợp đồng 6 tháng cuối là 8 triệu đồng.

Tiền trợ cấp mất việc làm ông Văn được nhận là 8×2 tháng = 16 triệu đồng

Ngoài khoản trợ cấp mất việc làm này, người sử dụng lao động không phải thanh toán thêm các khoản trợ cấp khác, trừ phần tiền lương còn nợ hoặc nội quy công ty có quy định thêm.

2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu tổ chức:

Việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo là đúng quy định pháp luật. Bởi trường hợp công ty thay đổi cơ cấu, vì lý do kinh tế mà thu hẹp sản xuất thì phải thực hiện theo một trình tự nhất định, không phải ra quyết định thu hẹp sản xuất và đề nghị người lao động nghỉ việc luôn.

Đầu tiên khi công ty có kế hoạch thay đổi cơ cấu tổ chức mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.

Phương án sử dụng lao động sẽ có những nội dung như sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động
  • Tổng số lao đông, số lao động sẽ phải thôi việc; lý do cho thôi việc
  • Kinh phí dự kiến trả trợ cấp mất việc làm

Phương án này được gửi lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh. Trường hợp đã có phương án sử dụng lao động mà người sử dụng lao động vẫn không bố trí được việc làm, để cho người lao động mất việc thì mới tiến hành trả trợ cấp mất việc.

Vì vậy, việc bên bạn, chưa có phương án trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì việc cho người lao động thôi việc trong trường hợp này là chựa đúng thủ tục và chưa thể giải quyết theo phương án này được.

3. Phương án khác để chấm dứt hợp đồng lao động hợp lý

Theo chúng tôi, để lựa chọn một phương án chấm dứt hợp đồng hợp lý mà không trái pháp luật thì có thể tham khảo lựa chọn phương án thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Đối với trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, theo quy định của Bộ luật lao động thì không xem xét lý do chấm dứt hợp đồng lao động mà chỉ quan trọng ở ý chí tự nguyện của hai bên sử dụng lao động và người lao động.

Ở phương án này thường ít xảy ra vi phạm pháp luật, nhưng yêu cầu đặt ra là đơn vị sẽ phải tìm cách để cố gắng thuyết phục người lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp người lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng theo phương án thỏa thuận, lúc này công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trợ cấp thôi việc cũng tương tự như trợ cấp mất việc làm, chỉ khác nhau ở mức chi trả, nếu như trợ cấp mất việc làm mỗi năm người lao động được hưởng trợ cấp 1 tháng tiền lương thì trợ cấp thôi việc người lao động chỉ được hưởng mỗi năm nửa tháng tiền lương.