Hiện nay, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay mà không có công chứng/chứng thực diễn ra vẫn còn phổ biến. Vậy giấy mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị hiệu lực pháp lý không? Có xảy ra những vấn đề rủi ro gì sau này cho bên mua?
1) Hành vi lừa đảo bán đất nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nếu chứng minh được hành vi một người dùng thủ đoạn gian dối để người nào đó tin và mua đất thì hành vi đó có thể có dấu hiệu của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”.
Xét về mặt khách quan của tội phạm thì người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối như đưa ra những thông tin giả, không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và tin vào những thông tin gian dối đó mà đưa tài sản cho họ. Và mục đích người phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (phải có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo).
2. Hướng giải quyết để đòi lại đất.
Tùy theo từng vụ việc mà ta sẽ đưa ra hướng giải quyết khác nhau, nhìn chung đối với những vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần chứng minh những vấn đề sau:
Bước 1: Cần thu thập các chứng cứ về giao dịch đã thực hiện giữa hai bên
Bước 2: Chứng minh được họ dùng thủ đoạn gian dối (bằng các chứng cứ chứng minh họ không phải chủ mảnh đất như những gì họ nói, việc cam kết là sai sự thật,…)
Bước 3: Gặp luật sư để luật sư vào cuộc, làm việc với bên lừa đảo và các cơ quan tiến hành tố tụng
Trên đây là tư vấn của Luật Thiên Nam về vấn đề Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đất đai). Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để gặp luật sư tư vấn tốt nhất phương hướng giải quyết.