Thứ năm, 21/11/2024

Những điểm mới nổi bật của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020

Hỏi đáp pháp luật

Những điểm mới nổi bật của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020

Trên thực tế hiện nay, việc người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Để điều chỉnh riêng nhóm người lao động đặc thù này, và nhằm khắc phục những hạn chế của Luật cũ, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020 được ra đời. Hãy cùng với Luật Thiên Nam điểm qua một vài nội dung mới của Luật này nhé!

Thứ nhất, nghiêm cấm thu tiền môi giới của người lao động (k8 Đ7)

So với quy định trước đây, Đ20 Luật năm 2006 vẫn cho phép doanh nghiệp thu tiền môi giới của NLĐ

Thứ hai, khi về nước phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh (điểm g, khoản 2 Điều 6).

Thứ ba, cho phép các bên thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Điều 5).

Theo quy định của Luật cũ, Điều 5 chỉ cho phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng

Thứ tư, không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần (điểm g khoản 1 Điều 6).

Trên đây là toàn bộ những điểm mới của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được phương án tư vấn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất!