Thứ năm, 25/04/2024

Thủ tục thực hiện các chế độ nghỉ việc đối với viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

Lao động

Thủ tục thực hiện các chế độ nghỉ việc đối với viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

Với trường hợp viên chức muốn xin thôi việc, đơn vị sử dụng lao động (ĐVSDLĐ) cần hướng dẫn Người lao động (NLĐ) thực hiện các thủ tục xin thôi việc theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP để được hưởng (i) trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, ĐVSDLĐ có thể hướng dẫn NLĐ làm các thủ tục để hưởng thêm (ii) chế độ bảo hiểm thất nghiệp, (iii) chế độ hưu trí (nếu có), chế độ hưởng BHXH một lần hoặc (iv) được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc (v) đóng BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật:

* Về thủ tục xin thôi việc

  1. Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Viên Chức 2010:

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”

  1. Hồ sơ xin thôi việc

Viên chức gửi thông báo bằng văn bản đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết ít nhất 03 theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Viên Chức 2010: Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”

  1. Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra văn bản thông báo về việcChấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định pháp luật.

* Các quyền lợi NLĐ được nhận sau khi thôi việc

Thứ nhất, các quyền lợi do ĐVSDLĐ chi trả:

Trợ cấp thôi việc đối với viên chức: (Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc đối với viên chức).

Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc: Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Thứ hai, các quyền lợi do BHXH chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP

Thứ ba, chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, viên chức đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ trường hợp đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, ra nước ngoài định cư…

ĐVSDLĐ hướng dẫn NLĐ nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP

Thứ tư, chế độ hưu trí

Trường hợp NLĐ đáp ứng Điều kiện hưởng lương hưu (Điều 54 Luật BHXH 2014) hoặc hưởng lương khi suy giảm khả năng lao động (Điều 55 Luật BHXH 2014) thì ĐVSDLĐ có thể tư vấn NLĐ làm thủ tục yêu cầu hưởng BHXH một lần do thuộc trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

  1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, … theo quy định của Bộ Y tế;

Trường hợp NLĐ chưa đáp ứng Điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì ĐVSDLĐ có thể tư vấn NLĐ làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 61 Luật BHXH 2014 hoặc đóng BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH 2014 và Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ giải đáp liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Luật Thiên Nam để nhận được phương án tư vấn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất!