📚 1 phút hiểu luật: Hành vi sửa chữa, LÀM GIẢ BILL chuyển khoản ủng hộ bão lụt để đăng lên mạng xã hội mà giới trẻ hiện nay gọi là “PHÔNG BẠT” có được coi là hành vi vi phạm pháp luật không và sẽ bị xử lý như thế nào? 📚
📌 Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế – xã hội cho nhân dân miền Bắc Việt Nam. Đồng bào trên cả nước đã cùng chung tay, người góp sức, người góp của để cứu trợ, ủng hộ cho nhân miền Bắc trong những ngày ngập lụt nặng nề. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ. Trên cơ sở đó, nhân dân cả nước đã ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ qua tài khoản ngân hàng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để công khai, minh bạch, rõ ràng các khoản tiền ủng hộ MTTQ Việt Nam đã công bố sao kê tài khoản từ thiện trong nhiều ngày. Sau khi MTTQ Việt Nam công bố sao kê, mạng xã hội lan truyền việc nhiều cá nhân làm giả bill chuyển khoản. Có cá nhân chỉ ủng hộ 500.000 đồng nhưng sửa bill thành 500.000.000 đồng và đăng lên facebook cá nhân để “đánh bóng” tên tuổi hoặc có cá nhân đại diện tập thể lớp nhận tiền ủng hộ nhưng chỉ chuyển khoản 2.000 đồng vào quỹ của MTTQ Việt Nam. Việc sửa bill để đưa lên mạng xã hội nhằm “đánh bóng” tên tuổi… không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa bill chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Hành vi làm giả bill chuyển tiền rồi đăng công khai lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5 – 10 triệu đồng với cá nhân. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
– Nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa bill chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt động thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm bill giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.
– Trường hợp cá nhân nhận chuyển tiền từ thiện hộ người khác mà chỉnh sửa bill chuyển tiền với mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.
– Trường hợp cá nhân thuộc tổ chức, chỉnh sửa bill chuyển tiền của tổ chức để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất tử hình.
– Trường hợp cá nhân lợi dụng thiên tai, bão lũ, chủ động huy động tiền của các cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt thì có thể xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
📌 Câu chuyện từ quyền góp thiện mỗi mùa bão lũ ở nước ta những năm trở lại đây nóng hơn bao giờ hết. Hiện nay, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021. Theo đó, cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng. Việc quyên góp, từ thiện, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay nhưng rất nhiều cá nhân đang kêu gọi không đúng cách, thậm chí có thể vi phạm pháp luật.
#luatsu #tuvan #tuvanphapluatmienphi #lyhon #tranhchap #luatsuhinhsu #toaan #tranhchapdatdai #tranhchaplaodong #thuake #hopdong #laodong #vieclam
——————————————–
CÔNG TY LUẬT THIÊN NAM
Hồ sơ năng lực: https://docs.google.com/…/1plYgrkTmYepFhhf…/edit
☎ Hotline: 1900.633.203
📧 Email: tuvanluatthiennam@gmail.com
Website: https://luatthiennam.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCTO-J1Ada3EFI-U0Xn_Snlw
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatthiennam?lang=vi-VN
🏣 Địa chỉ: Số 5, ngõ 165/2 phố Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
🏣 Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: Số 450 đường Ba tháng Hai, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
#luatthiennam #tuvanphapluatmienphi