Thứ sáu, 19/04/2024

Tư vấn đòi nợ không được cần làm gì?

Dân sự

Câu hỏi: Mẹ tôi cho hàng xóm vay 40 triệu để kinh doanh. Không may bà ấy bị phá sản. Mẹ tôi sang đòi nợ nhưng không được. Mẹ tôi kiện ra Tòa được không và bà hàng xóm sẽ bị tội gì và bồi thường như thế nào?

Trả lời: Đối với câu hỏi của bạn, Luật Thiên Nam tư vấn như sau:

Trước khi kiện ra Toà mẹ bạn cần có các chứng cứ, tài liệu liên quan đến số tiền vay 40 triệu của hàng xóm như: Giấy vay tiền,…

Bạn có thể khởi kiện ra Toà yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục Tố tụng Dân sự 2015.

Toà án sẽ giải quyết như sau:

TH1: Khi toà giải quyết tranh chấp dân sự giữa mẹ bạn và hàng xóm thì trong thời hạn xét xử vụ án thì Toà sẽ tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

  • Nguyên tắc tiến hành hoà giải ( quy định tại Điều 205 -BLTTDS 2015)

Theo khoản 2 Điều 205 BLTTD 2015: Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

+ Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

+ Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

  • Trong trường hợp, mẹ bạn và người hàng xóm tự hòa giải và tự giải quyết được tranh chấp thì tòa án ra Quyết định công nhận sự tự thỏa thuận của các đương sự.

TH2: Khi hai bên không tự hòa giải được thì tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Cho dù tự hòa giải hay tòa án giải quyết thì người hàng xóm vẫn phải chịu trách nhiệm như đã giao kết (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) vì đây là trách nhiệm dân sự mà người hàng xóm phải gánh chịu do vi phạm nghĩa vụ dân sự.

  • Khi bạn có giấy vay nợ giữa 2 bên thì đó sẽ là Hợp đồng vay tài sản – theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015
  • Trong hợp đồng vay tài sản có thời hạn trả nợ thì hàng xóm đến hạn sẽ có Nghĩa vụ trả nợ của bên vay – theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015

+ Trong trường hợp vay không lãi thì đến hạn trả nợ: bên cho vay có quyền yêu trả tiền lãi theo quy định tại k2 điều 468 BLDS 2015

+ Trong trường hợp vay có lãi khi đến hạn trả nợ: bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo thoả thuận và lãi trong thời hạn trả chậm

Trường hợp trên là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi có đủ các chứng cứ vế việc cho vay tài sản thì ta cần xác minh, chứng minh bên hàng xóm có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả thì hành vi của hàng xóm đã đủ yếu tố cấu thành tội : “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015

Bồi thường:

+ Nếu trong hợp đồng có các thoả thuận về bồi thường khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì hàng xóm sẽ có nghĩa vụ bồi thường

+ Nếu hành vi của hàng xóm xâm phạm đến tài sản của mẹ bạn gây ra thiệt hại thì phải bồi thường ngoài hợp đồng

Trên đây là tư vấn của Luật Thiên Nam về vấn đề của bạn. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp, khách hàng có thể liên hệ tới chúng tôi theo Hotline phía dưới để gặp luật sư tư vấn.