Thứ sáu, 27/12/2024

Thời hiệu khởi kiện đòi tiền vay nợ

Dân sự

Câu hỏi: Tôi có cho A vay 200tr, thời hạn vay đã kết thúc từ năm 2010. Nay tôi có thể khởi kiện đòi tiền anh A được không? Thời hiệu khởi kiện là bao lâu?

Trả lời: Đối với trường hợp của bạn, Công ty Luật Thiên Nam tư vấn khách hàng như sau:

Pháp luật dân sự hiện hành không quy định hình thức bắt buộc của hợp đồng vay tài sản. Theo đó, giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Do đó, việc A cho vay tiền nếu không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, hai bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

Căn cứ theo Điều 466 BLDS 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên vay:

“ 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3.Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5.Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, tại BLDS 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP quy định đối với Tranh chấp hợp đồng vay tài sản như sau:

“b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ở đây, A cho vay 200 triệu đồng, thời gian vay đã kết thúc từ năm 2010. Đến nay, đã hết thời hiệu khởi kiện theo BLDS. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.” 

Vậy nên, theo quy định trên thì đối với tranh chấp cho vay tài sản thì khi phát hiện người vay quỵt nợ hoặc quá thời hạn ba năm thì người cho vay vẫn không mất quyền đòi nợ mà vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định.

Trên đây là tư vấn Luật Thiên Nam về vấn đề Thời hiệu khởi kiện vay nợ không trả. Khách hàng có bất kì thắc mắc nào, có thể liên hệ theo số Hotline bên dưới để được luật sư tư vấn hỗ trợ