Thứ sáu, 26/04/2024

Những điểm cần lưu ý để hợp đồng có hiệu lực

Kinh doanh thương mại

Người Việt có câu “ bút sa gà chết” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cẩn thận, suy nghĩ cẩn trọng trước khi làm một việc gì đó chẳng hạn như ký kết văn bản, hợp đồng.  Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cơ chế pháp luật đặt ra đối với hoạt động thương mại, giao thương năng động và linh hoạt hơn.

Tuy nhiên điều này cũng là một con dao hai lưỡi nếu các thương nhân tham gia quan hệ này không tự bảo vệ được chính mình. Khi kí kết hợp đồng, mọi người sẽ băn khoăn về những điều khoản trong hợp đồng, băn khoăn  liệu quyền lợi của mình có được đảm bảo hay không? Liệu hợp đồng có tuân thủ quy định pháp luật hoặc hợp đồng có bị vô hiệu hay không?

Lấy một ví dụ cụ thể, bà Trần Thị Thu Hoa có ký kết hợp đồng sở hữu kì nghỉ số PBRC-H-030117 với Công ty TNHH Khu du lịch Thiên Đường ( đã đổi tên), bà Hoa băn khoăn rằng hợp đồng bà đã kí có đảm bảo quy định pháp luật hay không, có hiệu lực hay không?  Vậy để đánh giá xem hợp đồng có vô hiệu hay không chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

Thứ nhất: Về chủ thể ký kết hợp đồng là Công ty TNHH khu du lịch Thiên Đường.

Xét về mặt năng lực pháp luật của Công ty như sau:

  • Cần phải xem xét toàn bộ hồ sơ pháp lý của Công ty và các loại giấy phép thể hiện Công ty có đủ tư cách để tham gia giao kết Hợp đồng, kinh doanh dịch vụ lưu trú như ghi nhận tại Hợp đồng.
  • Về tư cách của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: Theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì người đại diện pháp luật của Công Ty là ông HEMANT nhưng theo hợp đồng mà bà Hoa cung cấp thì người ký hợp đồng là ông Trương Anh – Giám đốc tài chính – Đại diện được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền.

Tuy nhiên, trong hồ sơ bà Hoa cung cấp không có Giấy uỷ quyền này nên chưa đánh giá được việc ký kết hợp đồng có đúng thẩm quyền hay không. Nếu như Giấy uỷ quyền không có giá trị sẽ dẫn đến Hợp đồng bị vô hiệu. Vậy nên khi kết Hợp đồng cần phải xét xem người kí có đủ tư cách tham gia giao kết hay không.

Thứ hai: Về nội dung của Hợp đồng

Hợp đồng sở hữu kì nghỉ là hợp đồng cung cấp dịch vụ, cụ thể trong trường hợp này là “kỳ nghỉ dưỡng”, chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và Luật du lịch. tuy nhiên, hiện tại pháp luật thương mại, du lịch nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến hình thức mua bán, sở hữu kỳ nghỉ. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung hợp đồng, có một số điều khoản trái với quy định pháp luật, các điều khoản này không phát sinh hiệu lực, cụ thể:

  • Khoản 5.1, Điều 5 Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ quy định; “… trong mọi trường hợp, Công ty sẽ không có nghĩa vụ hoàn tra cho Khách nghỉ dưỡng một phần hay toàn bộ khoản thanh toán mà khách nghỉ dưỡng đã thanh toán cho công ty…”

Theo điều khoản này, Công ty TNHH khu du lịch Thiên Đường đã loại trừ tuyệt đối nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người tiêu dùng là vi phạm điểm a khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 ( Điều 16. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực:

  1. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật….)

– Khoản 10.4, Điều 10 Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ quy định: “Trong trường hợp Công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ … và Công ty sẽ … hoàn trả bất kỳ số tiền nào mà Khách nghỉ dưỡng đã thanh toán cho Công ty mà không phải hoàn trả khoản lãi nào trên số tiền đó. Các bên tại đây đồng ý rằng, việc Công ty hoàn trả tiền đặt cọc sẽ được coi là và sẽ cấu thành khaonr bồi thường duy nhất và đầy đủ cho khách nghỉ dưỡng đối với toàn bộ và bất kỳ tổn thất, thiệt hại, chi phí và phí tổn nào mà Khách nghỉ dưỡng đã phát sinh hoặc đã phải gánh chịu…”

Bằng điều khoản này, Công ty TNHH khu du lịch Thiên Đường đã gộp cả 2 nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và hoàn trả là một bên cạnh đó còn loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đây là quy định trái với Bộ Luật dân sự 2012 về trách nhiệm bồi thường khi vi phạm nghĩa vụ trong giao kết hợp đồng, cụ thể là:

Điều 351, quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thuc hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Ngoài những yếu tố kể trên, ta cần xét tới hình thức hợp đồng, hình thức hợp đồng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Vậy nên để đạt được mục đích giao kết và hiệu quả như mong muốn thì các bên cần phải thật am hiểu pháp luật, có kỹ năng và có kinh nghiệm trong ký kết hợp đồng

Công ty Luật hợp danh Thiên Nam cung cấp dịch vụ tư vấn , soạn thảo, đánh giá hợp đồng được thực hiện bởi những luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0904670199 để được tư vấn.

Trân trọng.