A. Điều kiện cấp
Điều 52. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ; (Tức ngành nghề kinh doanh có đăng ký)
b) Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật này; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
c) Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ: (Cụ thể có số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ.)
d) Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Điều 53. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
1.Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.
2. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
a) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thẩm quyền sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
Bước 1: Làm việc với Sở tài nguyên môi trường để xin được Biên bản thẩm định của sở TNMT
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ của người phụ trách kỹ thuật
– Bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I,
-Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm của công ty cho người phụ trách kỹ thuật;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.
– Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đến Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
Nộp 01 bộ hồ sơ tương tự + kèm theo Biên bản thẩm định cho phép của Sở tài nguyên môi trường
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức.
Giấy phép có thời hạn là 05 năm, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật hợp danh Thiên Nam về dịch vụ xin giấy phép đo đạc bản đồ tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại Hotline của công ty để được giải đáp thắc mắc.