Thứ ba, 23/04/2024

Thủ tục sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm

Doanh nghiệp

Thủ tục sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm là danh mục thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Do đó, ngoài các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thông thường, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh loại hình này, chủ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khoản 1 Điều 36 Luật An toan thực phẩm quy định hồ sơ gồm:

1, Đơn đề nghị cấp GCN (Mẫu 01, Phụ lục 1, Nghị định số 08/2019/VBHN- BYT

2, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

3, Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Quy trình thực hiện được chỉ rõ tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 08/2019/VBHN-BYT như sau:

Lập hồ sơ theo quy và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

Ngoài ra, Điều 10 Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

1. Đối với tổ chức:

a) Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Đối với cá nhân:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư;

b) Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

  1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này hoặc các đơn vị, tổ chức được Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
  2. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân.
  3. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 08 (đối với tập thể) hoặc Mẫu số 9 (đối với cá nhân) ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. Người được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm phải nộp lệ phí cấp Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sẽ thuộc một trong các cơ quan: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Luật Thiên Nam để nhận được phương án tư vấn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.