Thứ sáu, 29/03/2024

Lập phương án bồi thường cho người dân nhưng tiền vào “túi” xã?

Tin nổi bật

Cho rằng hợp đồng thầu khoán với UBND xã Chí Tân còn hiệu lực, nhưng khi bị thu hồi đất gia đình ông Dũng lại không được đền bù về đất.
Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn kiến nghị của vợ chồng ông Nguyễn Đức Dũng và bà Phan Thị Nga có hộ khẩu thường trú tại thôn Nghi Xuyên, xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Yên phản ánh về việc gia đình ông bà không được nhận đầy đủ tiền bồi thường hỗ trợ trong dự án xây dựng trạm bơm Nghi Xuyên.

Theo nội dung đơn và tài liệu ông Dũng, bà Nga cung cấp cho biết:

Ngày 1/1/2005, gia đình ông Dũng, bà Nga có ký hợp đồng thầu liên doanh để nuôi cá theo hợp đồng đấu thầu được ký với UBND xã Chí Tân có thời hạn từ năm 2005 đến năm 2014.
Kể từ khi ký hợp đồng đấu thầu đầm liên doanh tại thôn Nghi Xuân, gia đình ông Dũng bà Nga vẫn sử dụng ổn định để nuôi cá, nuôi tôm hàng năm vẫn đóng sản (thuế) cho UBND xã Chí Tân đầy đủ.

Tuy nhiên đến năm 2012, có trủ trương của UBND huyện Khoái Châu về việc thu hồi vĩnh viễn một phần đất ở khu vực giữa đầm để thực hiện dự án xây dựng trạm bơm Nghi Xuyên.

Sau đó, UBND huyện Khoái Châu đã có lập phương án bồi thường hỗ trỡ cho các hộ dân có đất bị thu hồi để làm trạm bơm.

Theo phương án bồi thường hỗ trợ được Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Khoái Châu lập thì gia đình ông Dũng, bà Nga bị thu hồi 17,415m2, số tiền bồi thường được niêm yết công khai tại UBND xã Chí Tân là 1,480,275,000đ.

Trong đó số tiền 471,960,000 đồng là bồi thường hỗ trợ mặt nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, còn số tiền 1,062,315,000 đồng là tiền bồi thường về đất.

Cũng theo ông Dũng, bà Nga cho biết: “Mặc dù ban bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND huyện Khoái Châu đã niêm yết công khai tên ông Dũng cùng các hộ dân có đất nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án trạm bơm Nghi Xuyên tại UBND xã Chí Tân nhưng đến khi nhận tiền bồi thường thì gia đình tôi chỉ nhận được 471,960,000 đồng mà không được nhận số tiền bồi thường đất….

Chúng tôi có kiến nghị và hỏi cán bộ UBND xã thì nhận được câu trả lời cứ lấy tiền hỗ trợ mặt nước, con giống và hải sản đang nuôi đi, tiền đất sau này sẽ lấy sau…”.

Được một thời gian sau, gia đình chúng tôi tiếp tục đề nghị UBND xã Chí Tân thanh toán nốt số tiền 1,062,315,000 đồng để gia đình chúng tôi ổn định cuộc sống và tiếp tục sản xuất thì mới tá hoả khi nhận được câu trả lời gia đình tôi chỉ nhận được số tiền 471 triệu đồng tiền hỗ trợ mặt nước còn số tiền hơn 1 tỷ còn lại là tiền hỗ trợ cho ngân sách của UBND xã…”, ông Dũng bức xúc cho biết.

Trao đổi với phóng viên bà Nga vợ ông Dũng nói trong nước mắt cho biết: “Cũng tại dự án trạm bơm xã Nghi Xuyên này, có hai hộ gia đình cũng thuê đầm có hợp đồng thuê với UBND xã Chí Tân thì họ được nhận đầy đủ tiền bồi thường về đất và tiền hỗ trợ mặt nước nhưng tôi không hiểu vì sao gia đình tôi lại không được hưởng tiền bồi thường về đất như họ.

Trong khi hợp đồng thuê khoán giữa gia đình tôi ký với UBND xã Chí Tân vẫn còn nguyên hiệu lực, khi có dự án phía UBND xã Chí Tân cũng không thông báo đến gia đình tôi, tiền đền bù lập tên chồng tôi mà UBND xã Chí Tân lại được hưởng. Tôi cho rằng việc này có nhiều khuất tất…”.

Sự việc này, gia đình tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên, cũng như UBND huyện Khoái Châu đề nghị thanh kiểm tra, làm rõ sự việc nhưng các cơ quan chức năng xử lý và giải quyết sự việc này không thảo đáng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của gia đình tôi…”, bà Nga cho hay.
Liên quan đến sự việc này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Vui, Chủ tịch UBND xã Chí Tân.

Tại buổi làm việc bà Vui cho biết: “Việc này UBND huyện đã trả lời ông Dũng, bà Nga rồi. Đúng là UBND xã có ký hợp đồng đấu thầu với gia đình ông Dũng, bà Nga có thời hạn đến năm 2014 là hết hạn.

Nhưng trong quá trình thực hiện dự án trạm bơm Nghi Xuyên thì UBND huyện có lấy hơn 17 nghìn mét vuông để làm trạm bơm ở ngăn đằng dưới.

Quá trình thực hiện việc thu hồi đã trả cho gia đình số tiền 471 triệu vào việc đầu tư con giống và mặt bằng. Còn tiền đất thì gia đình ông Dũng, bà Nga thầu của UBND xã nên UBND xã quản lý nên số tiền đất phải thuộc về ngân sách của UBND xã….”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao ban bồi thường gải phóng mặt bằng lại lập phương án bồi thường cho hộ ông Nguyễn Đức Dũng được niêm yết công khai tại UBND xã với số tiền là 1,480,275,000đ mà hộ gia đình ông Dũng chỉ nhận được số tiền 471,960,000 đồng số tiền 1,062,315,000 đồng gia đình ông Dũng lại không được nhận?

Vị chủ tịch UBND xã Chí Tân cho biết: “Diện tích đất của UBND xã quản lý lại cho gia đình ông Dũng, bà Nga thuê nên ban bồi thường giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường đứng tên ông chủ thầu mà ở đây là hộ nhà ông Dũng nhưng khi nhận tiền bồi thường gia đình ông Dũng chỉ được nhận tiền bồi thường về mặt nước và con giống, chứ không thể được hưởng tiền bồi thường đất được vì đất này do UBND xã quản lý…”.

Việc này, phía UBND xã cũng như UBND huyện Khoái Châu đã nhiều lần trả lời phía gia đình ông Dũng, bà Nga rồi nhưng gia đình ông bà này lại nghe người khác xíu giục gửi đơn đi khắp nơi. Tôi có thể khẳng định việc này UBND xã làm đúng..”, bà Vui cho hay.

Đề ghị UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Khoái Châu chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan vào cuộc làm rõ nội dung kiến nghị của công dân để tránh tình trạng khiếu kiện khiếu nại kéo dài?

—-Pháp luật Plus—