Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo quy định của pháp luật hiện hành về thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại bất kì nơi nào mà không phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp với thuận lợi nêu trên, công ty Luật Thiên Nam xin cung cấp đến quý khách hàng thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp khi muốn thành lập địa điểm kinh doanh cần gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo được quy định chi tiết tại khoản 2 điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nội dung này được sửa đổi bởi khoản 9 Nghị định 108/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Mẫu thông báo trên được quy định chi tiết tại phụ lục II-11 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Thông báo lập địa điểm kinh doanh được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp ra quyết định lập địa điểm kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Thiên Nam về lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới Hotline tư vấn pháp luật dưới đây để gặp luật sư tư vấn.