Thứ bảy, 21/12/2024

Thành lập chi nhánh công ty

Doanh nghiệp

Nhằm mục đích mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập thêm các đơn vị phụ thuộc. Trong đó mô hình chi nhánh thường được doanh nghiệp lựa chọn thành lập bởi những ưu thế của mô hình này so với những mô hình đơn vị phụ thuộc khác. Pháp luật cho phép doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài, có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Sau đây Luật Thiên Nam giúp Quý khách hàng tìm hiểu rõ hơn về mô hình chi nhánh và thủ tục thành lập chi nhánh như sau:

1.Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2014;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung

2.1. Phạm vi hoạt động của chi nhánh

Theo quy định của pháp luật thì, “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.  Như vậy, có thể thấy rằng chi nhánh giống như một doanh nghiệp thu nhỏ nhưng không có tư cách pháp nhân và sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả thực hiện hoạt động kinh doanh và đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên hoạt động của chi nhánh phải đảm bảo đúng nội dung đăng ký của doanh nghiệp về ngành, nghề kinh doanh

2.2. Cách đặt tên chi nhánh

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ví dụ: Chi nhánh tại Hà Nội – Công ty cổ phần ABC.
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánhcủa doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành

2.3. Địa chỉ trụ sở chi nhánh

Thông tin địa chỉ trụ sở chi nhánh phải rõ ràng gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Và lưu ý không đăng ký trụ sở chi nhánh tại nhà chung cư hoặc nhà tập thể không được phép sử dụng với mục đích làm văn phòng, địa điểm để thực hiện kinh doanh

2.4. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh

  • Thông báo lập chi nhánh;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

III. Luật Thiên Nam cung cấp Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh công ty

  1. Công việc thực hiện
  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng ĐKKD – Sở KHĐT;
  • Thực hiện việc khắc con dấu chi nhánh công ty và thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về ĐKDN (nếu Khách hàng có nhu cầu);
  • Tư vấn các nội dung khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

2.5. Thời gian thực hiện

05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng ký đầy đủ hồ sơ

2.6. Kết quả nhận được

  • Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh công ty;
  • Dấu tròn chi nhánh;
  • Thông báo mẫu dấu;
  • Hồ sơ lưu.

Trên đây là tư vấn của Luật Thiên Nam về vấn đề thành lập chi nhánh. Khách hàng có nhu cầu cần thành lập có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline phía dưới để được  luật sư tư vấn tốt nhất.